Năm hết tết đến rồi, ai cũng bận bịu nhiều công việc riêng chung, nhưng cái đích cuối của nó là trở về cái Tôi cho cá nhân, hoặc gia đình dòng tộc ? Nhiều khi họ khoác cho nó một cái áo đẹp hào nhoáng vì cuộc sống, vị nhân sinh của muôn loài, nhưng nó phải tụ về những bát hương của mỗi mái ấm gia đình… (Tế bào nhỏ nhất của xã hội) đó là điều tất yếu ! Cái ta đáng suy ngẫm là ở mức độ nào chứ không phải là vô độ ?
Vâng ! Balzac bảo nó là "Tấn trò đời" - Tào Mạt khẳng định : “Cuộc đời này chẳng qua cũng chỉ là một cuộc chơi”. Ta nên hiểu thế nào cho phải thì tuỳ, vì mỗi người một lý giải theo chính kiến của mình .
Vì thiên nhiên tươi đẹp ư ? Thiên nhiên đang cạn kiệt vì con người quá tham lam. Quặng mỏ, lâm thổ, thuỷ sản đều lần lượt chui vào túi tư nhân, vào cái dạ dày khổng lồ của con người, thói đời thường muốn hơn phân. Kẻ có quyền, có lợi, người có tiền thì đầu cơ tích trữ kiếm lời, chỉ khổ những ai thấp cổ bé họng lao lực không đủ nuôi thân.
Chiều ba mươi tết ở quê
Mẹ còn chân vấp nón mê ra đồng
(Nguyễn Hưng Hải)
Trong nhưng năm đầu của thế kỷ 21 này đất đai đang trở thành một mặt hàng quý hiếm tấc đất tấc vàng. Giá vàng VN nhiều khi cao hơn thế giới - mà đất cũng vậy thôi.Mẹ còn chân vấp nón mê ra đồng
(Nguyễn Hưng Hải)
Đất đấy thôi, đất muôn đời
Nhục vinh thì đó khóc cười thì đây
(Điền Ngọc Phách)
Tôi có dịp qua Nga suốt dọc trên 600 km hai bên đường từ Moscou về Volonhez đất đai của họ còn bạt ngàn chưa hề khai thác hết, thế mà ở ta thì :Nhục vinh thì đó khóc cười thì đây
(Điền Ngọc Phách)
Đau lòng mẹ xót tình cha
Ngàn năm vinh nhục vấn là đất thôi
Họ tranh chiếm giật chộp đủ các kiểu thậm trí tham lam đến u tối, không từ một thủ đoạn nào. Có kẻ buôn địa ốc không nắm được quy luật bây giờ không chịu nỗi lãi xuất hàng tỷ mỗi ngày, phải trốn chạy, tết của họ là đâu ?Ngàn năm vinh nhục vấn là đất thôi
Thời buổi mở cửa dân ta đua nhau thi gan với đời, phô bày trí tuệ mở hết công ty này lại công ty khác "phi thương bất phú". Có kẻ trở thành sao vàng đất Việt còn khối người ngồi ôm hận trong nhà vì công ty đã và đang trên đường hết hạn, tết này họ định làm gì nhỉ ?...
Điểm qua vài nét nổi cộm của của cái chung trong cơ chế thị trường này của nước nhà để chúng ta có dịp xem những ông to bà lớn kẻ có quyền, người có tiền họ chuẩn bị cho cái tết cổ truyền của dân tộc ra sao ?
Còn những người lao động chúng ta người nông dân - dần cục đất thì đất đã bị các chủ thầu tranh chiếm theo giá thoả thuận họ lấy gì để ăn tết đây ?
Đồng tiền đang biến họ thành con rối giữa sự tăng vọt của giá cả, họ quằn mình nơi thôn dã, tơi tả làm thuê gánh mướn, buôn bán …nơi phố thị, com góp đồng to cắc nhỏ dành dụm cho con cháu khi xuân đến tết về !
Các bậc cao niên từ tiền nhân truyền lại cho con cháu, ăn ở phải giữ lấy chữ Trung từ việc ta rót chén nước, đơm lưng cơm trong giao tiếp hay khi cúng bái lại càng hệ trọng hơn vì ít quá thì thiểu, đa quá thì thộn ”. Số đông dân ta quen gọi là quần chúng, dân ta quen nếp sống trung bình. Mẫu sỗ chung của bá tánh được trời sinh trời dưỡng, sống theo tập quán của muôn đời giầu ba bữa, khó đỏ lửa ba lần. Chúng ta muốn gì thì muốn cũng phải tu sửa lại mộ phần tiên tổ - trang trí lại cửa nhà bất kể to nhỏ sang hèn đều phải gọn gàng sạch sẽ, mua sắm quần lành áo tốt cho nhau, dấn cố lấy cành đào, khóm mai để thêm khí tết. Còn chuyện vật chất trù bị cúng bái tổ tiên, hương hoa là chính. Những của ngon vật lạ nào quý hiếm thì cố mua ít nhiều tuỳ thuộc vào túi tiền của từng nhà. Trước là cúng bái sau đoàn viên thụ lộc, tìm lại hơi ấm của gia phong bù lại cho một năm làm ăn vất vả nhọc nhằn THEO ĐÚNG NGHĨA THƯỜNG DÂN :
Chỉ mong ấm áo no cơm.
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh.
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân”.
(Nguyễn Long)
Từ ngàn đời nay chúng ta vẫn khuyên con nhủ cháu ăn ở cho lành, tự hào về truyền thống vẻ vang đó không phải một sớm một chiều có được cái bằng thường dân vĩ đại đó:Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh.
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân”.
(Nguyễn Long)
"Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân"
Làm quan, làm giầu, làm dân đâu có dễ ạ?
Từ Đức Khoát (Web Trần Nhượng)