BS: Nguyễn Lưu Viên
Lời nói
đầu:
Vì vậy mà tôi sẽ trình bày
theo thứ tự sau đây: Đây là một bài rất thô sơ và khiêm tốn, viết theo nhãn quan đã bị méo mó vì nghề nghiệp của một y-sĩ, để cố gắng giúp phần nào, một số ít bạn đọc chưa biết gì về Phật Giáo, hiểu sơ sơ thôi, một vài điểm căn bản của tôn giáo ấy. Phần I 1- Khám bệnh và chẩn đoán : Tứ Diệu Đế 2- Chữa bệnh: Bát Chánh Đạo 3- Cơ thể học: Ngũ Uẩn 4- Bệnh Lý học : Thập Nhị Nhân Duyên
Phần
II
1- Vi-trùng
học: Tham, Sân, Si
2- Dược Lý học: Từ, Bi, Hỷ, Xả 3- Nguyên nhân bệnh học: Vô Ngã - Vô Tướng
Phần
III
Phòng
Bệnh : Thiền
Và ba Phụ
Bản
Phụ
Bản 1
Phụ Bản 2 Phụ Bản 3 |
1-Khổ Đế ; [Chân Lý Thâm Diệu về sự Đau Khổ (Dukkha-ariya-sacca)( Noble vérité sur la Souffrance)] ;
2- Tập Đế : [Chân Lý Thâm Diệu về Nguồn Gốc của Đau Khổ. (Dukkha-samudaya-
arya-sacca)(Noble vérité sur l'Origine de la Souffrance);
3- Diệt Đế ; [Chân Lý Thâm Diệu về Sự Diệt Khổ (Dukkha-nirodha-ariya-sacca)(Noble Vérité sur la Cessation de la Souffrance); và
4- Đạo Đế : [Chân Lý Thâm Diệu về Con Đường dẫn đến Sự Diệt Khổ.(Dukkha-nirodha gamini-ariya-sacca)(Noble Vérité sur la Voie qui mène à la Cessation de la Souffrance)
Để dể hiểu hơn, thì tưởng tượng Đức Phật là một bác-sĩ, Nhơn-loại là một bệnh-nhân.
Sau khi khám bệnh-nhân
1-Bác-sĩ chẩn đoán (diagnosis) là : bệnh nhân mắc Bệnh Đau Khổ (Khổ Đê) và nói bệnh nầy có nhiều hình thức, [ nghĩa là có nhiều loại Khổ] : Khổ Thân [là Sinh, Lão, Bệnh, Tử], Khổ Tâm [là Ái-biệt-ly-khổ (xa lìa người, vật, hay cảnh mà ta yêu thích)/ Óan-tắng-hội-khổ (phải ở chung với người, vật, hay nơi mà ta thù ghét) Cầu-bất-đắc-khổ (mong cầu mà không được) / Hoại khổ (khổ vì biết rằng tất cả loại hạnh phúc sớm muộn gì rồi cũng sẽ hết) / Hành khổ ( khổ vì sự việc di�...n tiến theo điều kiện ngoài sự kiểm soát của ta).
2- Rồi bác-sĩ giãi thích tại sao mắc bệnh nầy (Tập Đế ) là vì bị nhiểm trùng bởi ba vi-trùng Tham, Sân, Si.
3- Rồi bác-sĩ nói có thể chữa được bệnh.( Diệt Đế : ) bằng cách cho antibiotics để giết vi-trùng đã có trong người (antibiotics giết ba vi-trùng Tham, Sân, Si, là, Từ, Bi. Hỷ, Xả) và đừng cho vi-trùng mới ở ngoài xâm nhập vào mình ( là bỏ cái Ngã).
4- Rồi Bác-sĩ biên cho bệnh-nhân một cái toa để coi theo đó mà chữa bệnh (Đạo Đế).
Bát Chánh Đạo [Tám Ngả Chánh [(pali) Arya Atthangika Magga; (skrt) Ashtangika Mârga; (La Noble Voie Octuple) (The Eight Fold Path)] , gồm có :
1-Chánh Kiến : [ Hiểu Biết cho Đúng [Samma ditthi (Vision Juste) (Right View)];
2-Chánh Tư Duy: : [Suy Nghĩ cho Đúng [Samma Samkappa (Réflexion Juste) (Right Thought)] ;
3- Chánh Ngữ: [ Lời Nói cho Đúng [Samma Vacca (Parole Juste) (Right Speech)] ;
4- Chánh Nghiệp : [Hành Động cho Đúng [Samma Kammanta (Action Juste) ( Right Action)];
5-Chánh Mạng : [Nghề Sinh Sống cho Đúng [Samma Ajiva (Vie Juste) (Right Livehood)];
6- Chánh Tinh Tấn: [Cố Gắng cho Đúng [Samma Vayama (Effort Juste) (Right Effort)];
7- Chánh Niệm : [Chú Tâm cho Đúng [Samma Sati(Attention Juste ou Satition* Juste) (Right Mindfulness)]; và
8- Chánh Định : [ Tập Trung cho Đúng. [Samma Samadhi* (Concentration Juste)
Để dễ hiểu hơn, thì vẫn tưởng tượng Đức Phật như là một Bác-sĩ sau khi khám bệnh nhân (nhân loại) định bệnh là Bệnh Đau Khổ, giải thích cho bệnh nhân hiểu bệnh của mình, và chỉ cho cách chữa, thì đưa cho bệnh nhân một cái toa khuyên ăn uống kiêng cữ cái gì sống làm sao, uống thuốc như thế nào để coi theo đó mà chữa bệnh.
Cái toa thuốc gồm có tám điều (là Bát Chánh Đạo):
Điều 1 khuyên nên hiểu biết rõ ràng (Chánh Kiến) bệnh tình của mình ;
Điều 2 khuyên nên nhận định rõ ràng (Chánh Tư Duy) tình trạng sức khỏe của mình;
Biết dược rõ hai điều (1, 2) trên, bác sĩ gọi là có được Huệ (Pannã*).
Điều 3 khuyên ăn nói cẩn thận, nói cho chính chắn (Chánh Ngữ), kiêng cử nói bậy, nói láo, nói hỗn, bịa chuyện, nói làm cho người khác nổi giận hay buồn phiền;
Điều 4 khuyên hành động (bằng chân tay hay trí óc) cho chân chính (Chánh Nghiệp) kiêng cử hành động quá mạnh gây đau đớn, thương tích hay chết chóc ;
Điều 5 khuyên phải sống lành mạnh, hành nghề sinh sống chân chính (Chánh Mạng) không làm đau hay giết chóc;
Làm được ba điều (3, 4, 5) trên bác sĩ gọi là giữ được Giới (Sĩla*)
Sau cùng bác sĩ khuyên: 1) phải chịu khó cố gắng (Chánh Tinh Tấn điều 6) chú tâm (Chánh Niệm điều 7) uông thuốc Thiền cho đều (Chánh Định điều 8).
Làm đủ hết ba điều 6,7, 8, trên, bác sĩ gọi là Định (Samadhi*).
Theo đúng lời chỉ dẫn trong toa thuốc nầy sẽ chửa hết bệnh và sống vui vẻ hạnh phúc. Tức là có được đầy đủ Huệ + Giới + Định thì sẽ lên đường đi tới Niết Bàn.
---------------
Cước chú (Note) :
Satition* juste (do chữ Sati(pali): a)- Acte par lequel on surveille ses gestes, ses paroles, ses sensations, ses sntiments, ses pemsées afin de reconnaitre comment ils sont et comment ils se produisent. b)- acte par lequel on pense souvent au Bouddha Amitaba (là Phật A-Di-Đà) pour l'avoir toujours à l'esprit.
Huệ [Pannã (pali), Prajnã (skrt) : "Conscience" ou "Sagesse" Concept central du Mahayana désignant une sagesse intuitive et immédiate, et non une sagesse abstraite et soumise à l'intellect. L'instant décisif est celui de la compréhension et de la prise de con-science de la vacuité (Shũnyata) qui est la vraie nature du monde.La réalisation de Prajna est fréquemment assimilée à l'obtention de l'Illuminatiom et constitue l'une des caractéristiques essentielles de la bouddhéité. Prajna est l'une des "perfections" (Pâramitâs) réalisées par les bodhisattvas au cours de leur cheminement.]
Giới [Sĩla (pali), Shĩla (skrt) : "Obligations, Commandements". L'une des règles éthiques qui régissent la vie des moines, des nonnes et des laics bouddhistes. C'est une des conditions de tout progrès sur la Voie de l'Éveil. Les dix shilas (là Thập Giới) des moines, des nonnes, et des novices sont: 1) le respect de la vie; 2) le respect de la propríeté; 3) le refus de toute activité sexuelle illicite; 4) le respect de la vérité; 5) le refus de toute boisson enivrante; 6) le refus de toute nourriture solide après le déjeuner de midi; 7) le refus de la musique, de la danse,des spectacles et de tout divertissement; 8) le refus des parfums et des bijoux; 9) le refus des hauts lits moelleux; 10) le refus de toucher à l'argent ou à tout autre objet de valeur. Les cinq premiers Shĩlas (Ngũ Giới: Sát / Đạo / Dâm / Vọng / Tửu ) s'appliquent aux laics bouddhistes qui, certains jours, doivent également observer l'ensemble des huit premiers.]
Định [Samãdhi (skrt): "Fixer, attacher". Concentration de l'esprit sur un objet unique grâce à une diminution progressive de l'activité mentale. Samadhi est un état de conscience non dualiste, caractérisé par l'union entre le "sujet" et l"objet" de l'expérience Cet état de conscience est souvent qualifíe de " focalisation unuque de l'esprit", expression qui peut induire en erreur car elle laisse supposer que la concentration serait volontairement orientée vers un point précis. Or Samãdhi n'est pas concentration sur un point, et l'esprit n'est pas orienté d'un ici (sujet) vers un là-bas(objet), comme dans un schéma dualiste].
Theo sách: Pour comprendre le Bouddhisme par S.Bercholz & S.Chodzin Kohn. Imprimé en France par la Socíeté Nouvelle Firmin-Didot en Février 1999.
Ngũ Uẩn [The Five Aggregates]gồm có: 1-Sắc / 2- Thọ / 3- Tưởng / 4- Hành / 5- Thức.
Theo Phật pháp con người là kết quả của sự trộn lẫn 5 tâp-hợp (5 agrégats) được gọi là Ngũ Uẩn.
Mà con người gồm có hai phần dính liền với nhau là thân và tâm.
Thân chỉ có một tập-hợp là Sắc Uẩn : Sắc (Form) là phần vật chất bao gồm cơ thể con ngườivà tất cả vật chất, hình tướng xung quanh mà các giác quan có thể cảm nhận được. Sắc gồm có 4 Đại, 6 Căn, và 6 Trần . Sắc là do bốn nhân-tố tạo thành gọi là Tứ Đại (les 4 éléments) [là Đất, Nước, Lửa, với Gió]. Sắc cũng bao gồm sáu giác quan (les 6 senses) gọi là Lục Căn (trong con người) [là mắt, tai, mũi lưỡi, da thịt, và ý].Sắc còn dựa vào Lục Trần [là Sắc form (hình tướng thấy được), Thanh,sound (âm thanh nghe được), Hương, smells ( mùi ngửi được), Vị, tastes ( vị lưỡi nếm được), Xúc,tangible things (vật, thân, sờ chạm được) và Pháp,dharmas ( ý tưởng, tính chất mà tâm suy nghĩ được).
Tâm gồm có bốn tập-hợp còn lại là : Thọ, Tưởng, Hành, và Thức .
1-Thọ (Thụ) Uẩn : Thọ (Thụ) (Feeling,/sensation) là phản ứng của tâm khi có sự xúc chạm với đối tượng. Chỉ có ba phản-ứng là: dễ chịu, khó chịu, hay trung bình. [Lưu ý: Thọ chỉ là ba cảm-giác đơn thuần chớ không phải là các thứ tình-cảm như vui, buồn,v.v.].
2-Tưởng Uẩn : Tưởng ( Perception/ identification). Khi có đối tượng [sắc, thanh, hương, vị, xúc..] Tưởng có nhiệm vụ tìm lục trong hồ-sơ của ký-ức để biết về những chi tiết [như tên, hình dáng, tính chất, v.v.]của đối tượng. Nếu là một đối-tượng mới, thì
Tưởng ghi nhận đối-tượng vào hồ-sơ (để ghi nhớ) của ký-ức, để còn nhận biết nếu lần tới gặp phải.
3-Hành Uẩn : Hành [Action/ Mental Activities].Có nhiều nghĩa: hành động, tạo tác, khuynh hướng, tập quán, cấu thành, xây dựng.... Nó là những tác-ý , hành động, mang tánh chất Tham-Sân-Si nên dù có là thiện hay bất thiện, chúng vẫn sẽ được lưu lại trong giòng tâm thức / tàng thức những dấu vết, những nhân, có tiềm năng sẽ trổ quả trong tương lai. Bởi vậy Hành mang ý nghĩa tương đương với Nghiệp (Karma).
4- Thức Uẩn : Thức [Consciousness]. Công việc của Thức là hướng dẩn đến đối tượng. Khi các giác quan (lục căn) tiếp xúc với đối tượng (lục trần) nếu không có sự hiện diện của các Thức tương ứng thì sẽ không có sự nhận biết đối tượng. Cũng có sáu thức tương ứng với sáu căn và và sáu trần :
Căn
|
Trần
|
Thức
|
Nhãn (mắt)
|
Sắc
|
Nhãn Thức
|
Nhĩ (tai)
|
Thanh
|
Nhĩ Thức
|
Tỵ (mũi)
|
Hương
|
Tỵ Thức
|
Thiệt (lưỡi)
|
Vị
|
Thiệt Thức
|
Thân (thân)
|
Xúc
|
Thân Thức
|
Ý (ý)
|
Pháp
|
Ý Thức
|
Ngoài sáu thức kể trên, còn
có Tàng Thức.. Khi nhận được tạo-tác thì nó được chứa ở đâu ? Tàng
Thức là cái nhà kho tích chứa tất cả các loại nhân đã từng được tạo tác
trong tất cả các tiền kiếp và đang được tạo tác trong hiện kiếp, bất kể thiện
hay ác.
Thập-Nhị Nhân-Duyên [(Patichccha- Samuppâda (The Ring of Causality)] gồm có: 1-Vô-minh. 2- Hành / 3- Thức / 4- Danh-sắc / 5- Lục-nhập / 6- Xúc / 7-Thụ / 8-Ái / 9- Thủ / 10-Hữu / 11- Sanh / 12- Lão,Tử.
Để cho dể hiểu, thì nên trở lại việc coi Đức Phật như là một bác-sĩ. Trong ngành Y , môn Bệnh-lý học (Pathology) được dùng để giải thích việc xẩy ra và diển tiến của bệnh tật.
Thí dụ như :
1)- Bởi vì không biết, nên mới ăn bậy;
2)- Bởi vì ăn bậy, nên mới bị nhiễm trùng Hépatitis B;
3)- Bởi vì bị nhiểm trùng Hépatitis B, nên mới bị đau gan;
4)- Bởi vì đau gan với trùng Hépatitis B, nên mói bị Cancer gan;
5)- Bởi vì bị Cancer gan, nên mới chết. Cái chết là kết quả của 5 cái "bởi vì-nên mới".
Thì trong Phật pháp, cái Bệnh Đau Khổ (Lão, Tử) là kết quả của 12 cái "bởi vì-nên mới" [tức là Thập-Nhị Nhân-Duyên] như sau:
1) Bởi vì Vô-Minh (ngu muội) nên mới Hành động;
2) Bởi vì có Hành nên mới có Thức;
3) Bởi vì có Thức nên mới có Danh Sắc;
4) Bởi vì có Danh Sắc nên mới có Lục Nhập;
5) Bởi vì có Lục Nhập nên mới có Xúc;
6) Bởi vì có Xúc nên mới có Thọ (Thụ);
7) Bởi vì có Thọ (Thụ) nên mới có Ái;
8) Bởi vì có Ái nên mới có Thủ;
9) Bởi vì có Thủ nên mới có Hữu;
10) Bởi vì có Hữu nên mới có Sinh;
11) Bởi vì có Sinh nên mới có Lão,Tử
12) Bởi vì có Lão,Tử nên mới có Đau Khổ .
Nói Chi Tiết Hơn:
Thập Nhị Nhân Duyên [Patichcha Samuppâda (The Ring of Causality )].
1-Vô Minh [Avijja ( Ignorance)] Là sự mê mờ không sáng suốt, nó được ví như một cái màn bao phủ tâm trí của ta không biết từ lúc nào, gây ra sự lầm lẫn và cái nhìn sai lạc về bản chất của vạn hữu.
2- Hành [ Samkhara (Action/ Mental Formations)] Có nhiều nghĩa : hành động, tạo tác, xây dựng. Hành là những hành động tùy thuộc nơi Vô-Minh mà phát sinh, nên nó mang tánh chất Tham-Sân-Si thì sẽ được lưu lại trong giòng tâm thức mà dính với Nghiệp.
3- Thức [ Vinnana (Conciousness)]. Vì Hành được tích lũy trong giòng tâm thức cho nên Thức tùy thuộc nơi Hành mà phát sinh. Đến khi chết, khi đơn-vị Thức cuối cùng của thân xác (cũ) chấm dứt, thì tiếp theo là đơn vị Thức đầu tiên xuất hiện trong một thân xác mới, nối tiếp ghi chép những Hành (động) thiện hay bất thiện, tạo thành Nghiệp.(Karma) [Nên để ý; tuy cái Thức ghi lại tất cả Hành (thiện hay ác) của mình [như làm một hồ-sơ], rồi khi mình chết, chuyển "hồ sơ" đó cho cái Thức của cái thân mới (mới đầu thai) để cho cái thức mới (Thức Tái Sinh ) tiếp tục ghi những Hành (thiện hay bất thiện) của người mới (mới đầu thai), nhưng Phật-giáo không gọi cái đó (Thức) là linh hồn, vì Phật-giáo không chấp nhận có linh-hồn, bởi linh hồn được quan niệm như là một thực thể độc lập bất biến, mà theo Phật-giáo thì không có cái gì bất diệt bất biến hết.]
4- Danh Sắc. [ Nama-rupa (Name- Form)] ;.Con người được sanh ra, phần thân là nhờ tinh huyết của cha mẹ, còn phần tâm là do Thức, Thọ, Tưởng và Hành [ Thọ và Tưởng: xem đọan Ngũ Uẩn // Thức và Hành: xem đọan trên] tạo ra.
5-Lục Nhập [Salayatana (Six bases)]; Khi thân tâm phát triển, thì sáu giác quan (là lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cũng thành hình. Sáu giác quan nầy là nơi thâu nhận những dữ-kiện về thế gian (là lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
6-Xúc [Phassa (Contact)];. Là sự giao thông giữa ba cả thể là: cá nhân ( thức) nội giới (căn) và ngoại giới (trần). [xem đoạn Ngũ Uẩn].
7-Thọ (Thụ) [Vedana (Feeling)]; Là phản ứng của tâm khi có sự va chạm (xúc) với tượng, thì chỉ có ba phản-ứng là d�... chịu, khó chịu, hay trung bình [chớ không phải vui, buồn, giân, v.v. là tình cảm] .
8-Ái [Tanha,là khát (Cravings)]. Là Ái-Dục. Chúng sinh được tạo dựng trên cơ cấu Tham-Sân-Si nên tất cả đều có khuynh hướng ngó về những gì mang lại cảm giác "sướng". Từ sự thèm muốn những thứ sắc-thanh-hương-vị--xúc-pháp ( lục trần) mà sẽ mang lại cảm giác "sướng", khát-ái (tanha) phát sinh.
9- Thủ [Upadana (Clinging)]; Thủ nghĩa là bám chặt vào vật ham muốn.
Có bốn loại Thủ :
1-Thủ Nhục dục : ham mê hưởng thụ các thú vui xác thịt ;
2-Thủ Tà kiến: bám vào các lý thuyết, tín điều (dogme) ;
3-Thủ Giới cấm : bám vào các nghi lể, giới luật ;
4-Thủ Thân kiến : tin tưởng có một cái tôi độc lập và trường cửu đứng sau ngũ uẩn,
10- Hữu [ Bhava (Becoming)]; Có nghĩa là sự trở-thành. Những Hành được lưu lại trong giòng tâm thức để thành Nghiệp sẽ được sọan lại thành bản sơ-đồ (blue print) dùng để tạo dựng kiếp sống kế tiếp (trở-thành) chỉ định nơi chốn tái-sinh trong sáu cõi [sáu cỏi là: 1- Địa-ngục, 2-Ngạ-quỷ, 3-Súc-sinh, 4-Atula, 5-Người, và 6-Thiên ]
11- Sinh [Jati (Birth)]; Đã có bản sơ-đồ để tạo dựng kiếp sống kế tiếp (Hữu) thì có Sanh.
12-Lão, Tử [Jaramarana (Aging, Death)]; Có sinh thì phải có Già và Chết.Và đi cùng với đời sống là Sầu-Bi- Khổ- Não.
Cước chú (Note)
1- Hiện tượng "bởi vì-nên mới" đưa tới "Thập-Nhị Nhân-Duyên" nói trên, trong sách Phật-học bằng tiếng Việt hay ghi là "tùy thuộc---phát sinh" [như : Tùy thuộc ở Vô minh , Hành phát sinh], v.v... đưa tới "Luật Nhân-Quả" .
Trong sách Phật-học bằng tiếng Pháp, thì gọi là "Production conditionnée" và ghi như "L'Ignorance conditionne l'Action" v.v...đưa tới "La Loi de Causalité"
2-Thập-Nhị Nhân-Duyên là Pratitya-Samutpâda (skrt) , Patichcha-Samuppâda (pali) : "Production conditionnée" ou "Production dans la dépendance". La doctrine de la production conditionnée considère que tous les phénomènes physiques et psychiques qui constituent la vie individuelle entretiennent entre eux certaines relations d'imterdépen-dance et de coditionnement mutuel. Cette expression désigne donc ce qui enchaine les êtres vivants au Samsãra (là Vòng Luân hồi) . La chaine de la production conditionnée constitue avec la doctrine de l'Anâtman (là Vô-ngã) le coeur de la doctrine de toutes les écoles bouddhistes.L'obtention de l'Illumination, la réalisation de la bouddhéité sont dépendantes de la compréhension de ce principe.
3- Nghiệp [skrt: Karma ; pali: Kamma): "Mort". Selon la loi de causalité, notre expé- rience actuelle est le produit de nos actes et intentions passés, et les conditions futures dépendent de ce que nous faisons aujourd'hui. Les actes se répartissent en trois catégories : 1) sains, tendant vers une condition de renaissance plus élevée du Samsãra ou, dans le cas d'une attitude éveillée, vers la libération; 2) malsaines, tendant à perpétuer la confu- sion et la douleur; 3) neutres. Le Karma découle de la croyance fausse dans le Moi, croyance qui provoque une réaction en chaine au cours de laquelle on cherche à protéger son territoire et à assurer sa sécurité. Des actes vertueux peuvent condiure à de meilleurs états, mais le processus de la réaction en chaine ne peut être brisé et transcendé que par la compréhension et la moralité. Le Karma s'applique avec précision jusqu'aux moindres détails du corps, de l'esprit et de l'environnement. Au delà du Karma individuel existe un " Karma de groupe" des familles,et des pays.
4- Luân-hồi [ Samsâra (skrt.) : "Migration". "Cycle des existences", succession des renaissances au sein des différentes conditions d'existence, auxquelles un individu ne peut se dérober tant qu'il n'a pas atteint la libération. L'enchainement au Samsâra est la conséquence des trois Racines du Malaise: haine, désir et ignorance. La condition de renaissance est déterminée par le Karma de chacun. Dans le Mahâyâna, le terme Samsâra désigne le monde des phénomènes et est considéré comme identique de nature avec le Nirvâna.
Theo sách ; Pour Comprendre la Bouddhisme par S.Bercholz & Chodzin Kohn, Imprimé en France par la Socíeté Nouvelle Firmin-Didot en Février 1999.