“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng”
(Chế Lan Viên)
Một dân tộc với bao khổ đau, bi tráng và vĩ đại, bao câu chuyện hay của quá khứ, mà sao các em lại không thích học Sử, kém môn Sử ? Có phải các em thờ ơ không? Hay là cách dạy, và các bài học Sử chưa hay, khô khan, cứng ngắc, đơn điệu nặng nề khiến con trẻ “oải”, chán học, dẫn đến nhiều em không biết gì về lịch sử đất nước mình? Làm cho lịch sử có diện mạo, có tâm hồn để lay động các em là trách nhiệm của những giờ học Lịch sử.
Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ.
Câu thơ của Chế Lan Viên viết về sự thờ ơ trong lòng người của một thời mất nước. Nay mong sao đừng lặp lại ở các em!”.
Đề thi năm nay có tính thời sự - Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng ĐQKT của ta |
Khánh Linh - "trống vắng" |
Thí sinh Đoàn Thị Nga - Thầy giám thị ngồi đang nghĩ gì nhỉ !!! |
Là người đã từng dự đoán trước sự việc này, nhưng khi tận mắt chứng kiến cảnh hội đồng thi 59 người túc trực một thí sinh, PGS.TS Phạm Xanh (khoa Lịch sử, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) vẫn phải thốt lên: “Tôi quá xót xa cho các em và những người dạy Sử”
TS Trịnh Ngọc Thạch: Cách dạy hiện nay theo kiểu bắt học sinh thuộc lòng các sự kiện, nên các em không thể nhớ hết được. Nếu học sinh nói sai, có khi lại vi phạm về chính trị nên các em không nói được. Lịch sử gần với chính trị lắm. Vì vậy, các em học sinh mới sợ. Để thay đổi thực trạng đáng buồn này thì trước hết phải đổi mới cách dạy, giúp các em tiếp cận bằng những hướng khác, để môn Sử thực sự là môn khoa học, trở thành nền tảng của nhiều môn học khác...
...Thế hệ trẻ không biết nhiều về Sử hoặc mù Sử. Không biết được thế hệ cha anh làm cái gì đúng cái gì sai. Vậy lấy đâu người làm nên lịch sử ?...