Năm ngoái, bản thân ông sang Trung Quốc, người dân ở đây muốn xin túi nilon phải đưa thêm tiền với ý thức đừng vứt bừa bãi, họ sẽ biết được giá trị của túi nilon. Túi nilon ở đó rất đắt và họ dùng loại túi nilon hủy hoại nhanh chóng.
Còn ở nước ta lại ngược lại, túi nilon rất rẻ vì khó tiêu hủy. Người bán hàng rất chiều khách, một quyển sách, một tờ báo cũng gói túi nilon. Những việc làm này không khác gì việc cốm làng Vòng tẩm hóa chất.
"Dùng những phương tiện hiện đại phục vụ mục đích cổ truyền là điều bình thường, chỉ tiếc con người chúng ta lại làm việc vô nguyên tắc, bản tính phá hoại môi trường, phá hoại suy nghĩ của con người. Lẽ ra phải nghĩ đến tương lai, đến dân tộc của mình nhưng họ lại đi ngược lại.
Nhiều vùng đất không thể canh tác vì rác bẩn. Việc truyền lại đất đai cho con cháu, thế hệ sau không còn. Ví như việc đi lễ, đi bái cầu tài nhưng chẳng mấy ai coi thần thánh thực sự là một điều thiêng liêng. Họ cúng bái xong lại mang ra sông ra hồ vứt rác. Muốn cha mẹ nơi chín suối được mát mẻ nên mang cả bán thờ, bát hương ra sông bỏ. Nhân danh hiếu thảo, làm việc dã man.
Quan niệm kiếm tiền của người Việt Nam không phải làm ra giá trị nhà nước mà họ sẵn sàng bỏ ra tất cả để kiếm tiền. Với ông Nhàn, đâu chỉ có buồn chuyện cốm bị “bẩn” mà cuộc sống ngày nay còn rất nhiều điều khiến ông trăn trở.
Sông Nhuệ Hà Nội (hình trên)
Túi nilon vứt kín đặc một đoạn kênh ở TP.Hồ Chí Minh (hình dưới)
P.Thúy Giáo dục Việt nam