Thằng tôi 2

Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm. Cậu bé kể đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất

Thầy không ra thầy thợ không ra thợ
Nhìn vào các nghề thủ công, nhiều người có tuổi và kỹ tính một chút thường nhận ngay ra rằng nếu so với một người thợ ngày xưa thì thợ bây giờ non tay hơn nhiều. Những ngôi đình ngôi chùa nổi tiếng, giá bảo bây giờ dựng lại không sao dựng nổi. Thử đặt những cái chuông cũ trước cánh thợ đúc, những pho tượng trước cánh thợ mộc… Có cho tiền tỉ các vị cũng lắc đầu không dám nhận làm.

Làm ăn kém nên nghèo, bởi nghèo nên xấu tính
Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật thích viết rằng những người làm tranh Đông Hồ chỉ là những người nông dân lúc rỗi rãi thì vẽ thêm tranh. Mục đích của họ cốt cho người ta thấy nghệ thuật ở VN "gắn liền với đời sống". Có biết đâu làm thế chỉ là một cách tốt nhất để phô ra một sự thật: trong xã hội VN, trình độ sống và làm việc là thiếu chuyên nghiệp. Không sớm có sự phân công lao động...

Ăn ở luộm thuộm, ăn xổi ở thì, vụng nói chuyện, nếp sống buông tuồng tùy tiện, a dua làm bậy, thị hiếu tầm thường, ham cờ bạc. Dễ tin nhảm, lòng tin sơ sài, biến thành mê muội. Quan niệm nông nổi về cuộc sống. Bảo thủ ngại thay đổi, cam chịu, đầu hàng hoàn cảnh, khiếp nhược trước những giáo điều ngoại nhập, suy đồi thoái hóa, hư vô trống rỗng. Bịp nhau chọe nhau, hay diễn trò, đạo đức giả...

Như các sử cũ từng ghi, một phần các nghề gọi là cổ truyền ở ta thực chất là do một số quan lại người Việt đi sứ mang về. Cách học của các viên quan này thường là theo lối học mót học lỏm, học giấm học giúi, nên không đến nơi đến chốn. Lúc truyền lại, thì dân làm nghề ở ta lại tìm cách bớt xén đi một lần nữa.


Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển là Giáo dục
Một thế kỷ nay chưa bao giờ vai trò then chốt của Giáo dục (GD) trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng 1 thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy GD càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết...


Nguyễn Trường Tộ
Nhưng với những người như ông thật đúng “thác là thể phách, còn là tinh anh”. Chẳng thể yên tâm để lên thiên đàng hay cực lạc, hồn ông như vấn quẩn quanh cùng Đất Nước, vẫn canh cánh một nỗi niềm dân tộc, một nỗi đau nghèo nàn, một nỗi nhục lạc hậu. Đứng trước mộ ông, nghiêng mình thắp nén hương lòng tưởng niệm, cứ cảm thấy như hiền hiện đâu đây cái hình ảnh ông nằm ốm liệt giường



Dạo qua các "chợ chửi" Hà Thành
Đến "thượng đế" cũng bị chửi
Chúng tôi “căn giờ” đi chợ Ngã Tư Sở đúng vào buổi chiều chủ nhật. Thời điểm này ở chợ khá đông người đến mua sắm, với lại cũng là lúc các cô, các chị bán hàng ở đây “dễ tính” nhất. Vừa bước vào cổng chợ đã thấy các chị các cô mặt tươi roi rói, giọng ngọt như mía lùi, mời chào...
xem tiếp

trang 1, 2, 3, 4