Đừng đọc Bút Tre

Bút Tre là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi người ta nói đến thơ Việt Nam trào phúng và châm biếm. Ông tên thật là Đặng Văn Đăng (1911-1986), sinh tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ – chiếc nôi của nói Trạng; bởi thế dân gian mới có câu “dân Văn Lang cả làng nói phét” Ông sáng tác chính xác bao nhiêu bài thì không ai rõ, nhưng phong cách của ông được người ta học hỏi nhiều và đặt ra 1 dòng thơ “Bút Tre” rất độc đáo và mạnh bạo trong ngôn từ, hàm ý. Người bảo thanh, kẻ chê tục; xin cứ trích đăng các đoạn sưu tầm được để rộng đường dư luận (Chống chỉ định những người không thích đùa và trẻ em dưới 13 tuổi)

Quê hương tôi đẹp tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây.
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang.
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra.
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông.
Cây lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười.
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân.
Con gái giờ chẳng mặc quần…
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Ngày hội mới thật là vui…

Em đi công cán đảo Côn

Lôn rộng bát ngát, bồn chồn nhớ anh
Mặc dù lòng tự nhủ rằng:
“Khi đi em nắm cổ tay
Khi về em nắm… chỗ này, chỗ kia.”

Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Nãm sau ta cứ dái dê ta trồng

Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to

Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
Ðồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là Ðồ Sơn

Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Xoa mông vỗ đít mà mầu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã lên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.

Chị em phụ nữ chơi cầu
Lông bay vùn vụt qua đầu thanh niên.

Nào đâu có thích vần ồn
Cơ mà yêu quá cái “hồn” chị em
Nên thơ cứ mãi lem nhem
Quanh đi quẩn lại toàn em với “hồn”.

Thằng nhỏ mặc quần hở mông
Vẫn hơn con nhỏ còn không mặc quần.
Trẻ em thường thích ở trần,
Nhưng mà người lớn có phần thích hơn.

Anh đi giường chiếu lặng câm
Anh về giường chiếu reo ầm cả lên

Ra đường sợ nhất xe ben
Về nhà sợ nhất vợ rên “không tiền”

Liên hoan có bánh có chuồi
Ta đi ta nhớ cái buổi hôm nay

Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
-Dương, vật khỏe quá cả vùng thất kinh

Anh đi công tác Plây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Họp xong anh ghé buôn mê
Thuột xong một cái thì về với em

Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít thằng cu “ăn” nhiều.

Lấy anh từ thuở mười ba
Anh chê em bé không nằm với em
Đến năm mười tám tuổi xanh
Em nằm dưới đất anh lôi lên giường
Một lần thương, hai lần thương
Chân giường có bốn gãy giờ còn ba.

Con ruồi là vật hiểm nguy
Hai chân của nó rất vi trùng nhiều

Hôm nay mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ đi ra đi vào
Anh em thấy vẫy tay chào
Chị em phấn khởi đi vào đi ra …

Tình hình là rất tình hình
Cho nên ta phải đi trình cấp trên
Cấp trên có tính hay quên
Cho nên ta phải nắm thêm tình hình.

Mời anh vào quán kara-
OK em đã mở ra sẵn sàng

Phụ nữ thường rất hay lươi (lười)
Riêng em anh thấy là người cần… cù.

Mừng ngày mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ chúng ta vung lền

Anh đi em ở lại nhà
Cửa mình em mở người ra kẻ vào

Khoai luộc tiếp tế chiến khu
Chị em bóc thử một củ ăn liền

Má kề nòng súng thẳng đơ
Tay thuôn chị cứ bóp cò sướng chưa?

Anh đi chiến dịch đảo Côn
Lôn em ở lại xóm thôn vui vầy

Yêu thay chị nữ dân công
Nửa đêm khuya khoắt đem lộn vào đây

Mời em ăn một quả chuồi
Để em nhớ mãi cái buồi hôm nay

Bốn ông chung một đĩa lòng
Lợn ngồi chễm chệ bên thùng bia hơi

Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt, vỗ tay ra về.


Tứ Tuyệt Tết
Thơ và em
Nửa Ðêm Trong Vườn Riêng Một Cõi
Áo trắng học trò
Hoa Trôi Bèo Giạt
Em là gái trời bắt xấu
Hai mùa Thu Đà Lạt
Chiến y làm đẹp phố phường
Hờn dỗi 
Bùi Giáng có sống đâu mà chết ?
Yếm trong thơ văn Việt Nam       
                                                                                
                                     
Kẻ trước người sau
Sinh năm
Làm Thơ Trên Computer
Lời mẹ dặn
Lời người điên
Lời Sơn Nữ
Một Cuộc Đồng Hành Hai Nẻo Đường Tu
Nằm vạ
Khóc Bào Huynh 
Vũng lầy
Truyện ngắn hay
Vĩnh biệt Phạm Công Thiện